Nguyên nhân dễ gây hư hỏng cốp pha nhôm

Đăng bởi:Luong Long Hung - 22/04/2024

Dùng búa gõ vào tấm cốp pha nhôm khi vệ sinh

Nguyên nhân:

– Sử dụng dầu lăn kém chất lượng hoặc ít lăn dầu làm cho bê tông bám dính nhiều trên bề mặt tấm nhôm, công nhân dùng búa gõ vệ sinh bê tông

– Công nhân dùng búa trong quá trình sử dụng

Nguyên nhân dễ gây hư hỏng cốp pha nhôm

Nguyên nhân dễ gây hư hỏng cốp pha nhôm

Hệ quả: Bề mặt tấm nhôm bị lõm, gây ảnh hưởng đến kết cấu tấm nhôm, dẫn đến không sửa chữa được và phải đền bù (nếu có), đặc biệt ngay góc tấm cốp pha nhôm.

Giải pháp:

– Đối với trường hợp bê tông bám dính: Nhà thầu cần quản lý chặt chẽ về việc lăn dầu của công nhân.

– Nên sử dụng các loại dầu lăn tốt để bảo vệ cốt pha được lâu.

– Cần mua các dụng cụ dùng để xủi cốp pha để tránh dùng búa.

– Không được dùng búa gõ trực tiếp vào bề mặt nhôm trong quá trình sử dụng.

Dùng búa gõ vào tấm cốp pha nhôm khi lắp dựng

Nguyên nhân: Sàn bị chạy từ 1-3cm, ghép tấm cuối cùng không vào được.

Dùng búa gõ vào tấm cốp pha nhôm

Dùng búa gõ vào tấm cốp pha nhôm

Hệ quả: Bề mặt tấm nhôm bị lõm, gây ảnh hưởng đến kết cấu tấm cốp pha nhôm, dẫn đến không sửa chữa được và phải đền bù ( nếu có), đặc biệt ngay góc tấm nhôm.

Bề mặt tấm nhôm bị lõm

Bề mặt tấm nhôm bị lõm

Giải pháp: Đối với trường hợp chạy sàn: Không được dùng búa gõ vào bề mặt tấm cốp pha nhôm.

Tấm nhôm rơi tự do khi tháo cốp pha nhôm

Nguyên nhân: Trong quá trình tháo cốp pha nhà thầu không sử dụng biện pháp giăng lưới để bảo vệ cốp pha (chủ yếu cốp pha dầm, sàn).

Hệ quả: Khi tháo các tấm cốp pha nhôm rớt chồng lên nhau làm cho nó bị đâm thủng, gãy xương hông dẫn đến hư hỏng không sửa chữa được và phải đền bù (nếu có)

Cốp pha nhôm rớt chồng lên nhau

Cốp pha nhôm rớt chồng lên nhau

Giải pháp: Nhà thầu cần có biện pháp giăng lưới hoặc biện pháp khác để tấm cốp pha nhôm không bị rơi tự do.

Biện pháp khác để tấm cốp pha nhôm không bị rơi tự do

Biện pháp khác để tấm cốp pha nhôm không bị rơi tự do

Cắt thép trên sàn bằng máy hàn hoặc gió đá

Nguyên nhân: Cắt lỗ mở thông sàn, thép dầm, sàn bị sai…

Hệ quả: Khi cắt thì sỉ hàn hoặc gió đá rơi xuống bám vào bề mặt tấm cốp pha nhôm, cộng với nước sẽ bị oxi hóa lâu ngày sẽ bị rổ mặt tấm cốp pha nhôm, dẫn đến không sửa chữa được và phải đền bù ( nếu có).

Tấm cốp pha nhôm bị oxy hóa

Tấm cốp pha nhôm bị oxy hóa

Giải pháp:

– Nhà thầu cần không được cắt thép bằng que hàn, gió đá.

– Có biện pháp che đậy bề mặt nhôm trước khi cắt.

Khoan lỗ bắt bass gia cố hộp ME

Nguyên nhân: Nhà thầu cho thầu phụ ME khoan thủng tấm cốp nhôm quá nhiều để cố định tấm bass gia cố hộp ME.

Hệ quả: Khoan nhiều và lỗ to quá sẽ không sửa chữa được và phải đền bù ( nếu có)

Khoan nhiều và lỗ to quá sẽ không sửa chữa được

Khoan nhiều và lỗ to quá sẽ không sửa chữa được

Giải pháp:

– Phối hợp với nhà thầu ME tìm cách định vị hộp ME mà không dùng đinh vít.

– Nếu bắt buộc phải khoan lỗ thì phải tìm cách đánh dấu, định vị tấm cốp pha nhôm đã được khoan lỗ, để qua tầng sau không phải phát sinh thêm lỗ.

Cắt lỗ cốp pha bằng máy hàn hoặc gió đá

Nguyên nhân: Bộ phận trắc đạc truyền cao độ, xỏ ty 10mmm để gia cố hộp ME, hộp gel lỗ thông tầng.

Hệ quả: Tấm hư hỏng không sửa chữa được và phải đền bù ( nếu có)

Tấm hư hỏng không sửa chữa được

Tấm hư hỏng không sửa chữa được

Giải pháp:

– Nhà thầu cần cấm công nhân sửa đụng máy hàn hoặc gió đá để cắt cốp pha nhôm.

– Các lỗ thông tầng truyền cao độ cần có biện pháp định vị tấm để không phải cắt, đục nhiều lỗ.

Tác giả:  Đỗ Thanh Hải

------------------ THÔNG TIN LIÊN HỆ ------------------

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XÂY DỰNG NGÔI SAO
MST: 0314951711
Địa chỉ: Lầu 2 Tòa nhà N7,Số 3 Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0917388 979 - 0935 149 968
Email: starcons.corp@gmail.com