COPHA NHÔM - NỞ SÀN COPHA

Đăng bởi:Lê Trung - 05/03/2020

NỞ SÀN CỐP PHA NHÔM

Nở sàn là 1 trong những sự cố "bất di bất dịch" của bất cứ công trình cốp pha nhôm nào.

Nói đúng hơn gặp ở hầu hết các hình thức ván khuôn dạng modun-form.

Giải pháp nào mà tỉ lệ chia tấm càng nhỏ, khả năng tái sử dụng càng nhiều lần thì càng dễ gặp.

Vậy nguyên nhân do đâu? Thi công? Thiết kế? Hay đặc điểm vật liệu?

Theo mình, do tất cả các yếu tố trên.

1. Thi công.

Được gi nhận là yếu tố then chốt trong việc gây ra nở sàn.

- Không vệ sinh cốp pha nhôm: Lăn dầu trước khi đổ bê tông, sục rửa sau khi đổ, đập sủi mảng bám,…

- Không đảm bảo liên kết: Bê tông dễ bám bẩn vào các cạnh xỏ chốt nếu kho xỏ đủ chốt, siết không chặt,…

- Tháo lắp không đúng kỹ thuật gây hư hỏng, cong vênh tấm nhôm, sai số kích thước.

Nếu mỗi tấm sai số 1-2 mm, ô sàn vài chục tấm ghép lại thì nở ra vài phân là chuyện dễ hiểu.

2. Thiết kế

Nếu ô sàn quá lớn, ghép bởi nhiều tấm sàn mà không tách hệ thì cũng dễ gây nở sàn (kết hợp với yếu tố thi công)

3. Đặc điểm vật liệu

- Cốp pha nhôm cũ, sử dụng lâu ngày hoặc bị bào mòn lớp sơn chống bám thì cũng dễ gây bám bẩn bê tông.

- Hợp kim nhôm kém chất lượng, dễ bị biến dạng và rỉ sét cũng là một trong những yếu tố không nên bỏ qua.

Hầu hết các phương án mình thấy hiện nay đều là tạm thời. Chẳng hạn:

- Thiết kế tấm sàn nhỏ 50 – 100 mm dự phòng. Có thể tháo bỏ nếu cốp pha sàn bị nở

- Bóp tiết diện dầm biên (lót ván, dùng la ngắn hơn,…)

Giải pháp quyết định vẫn nằm ở quá trình thi công.

Từ công tác giám sát, triển khai lắp dựng, tháo dỡ đến vệ sinh bảo dưỡng (tức thời và định kỳ).

Một số nhà thầu chuyên nghiệp họ rất chú trọng vấn đề này.

Vì không chỉ hạn chế sự cố nở sàn ảnh hưởng đến tiến độ thi công mà còn đến chất lượng tái sử dụng ván khuôn cũng như chi phí khi hoàn trả.

Xem thêm:
https://coffanhom.com/su-co-su-dung-coppha-nhom-p2.html
https://coffanhom.com/ve-sinh-cop-pha-nhom.html

Copy vui lòng để lại nguồn

#BCN
#BlogCopphaNhom